Các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm rộng rãi công nghệ mới trong việc xử lý khí thải CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo đó, khí CO2 sẽ được hút trực tiếp từ ống khói trước khi nó kịp thoát vào không khí. “Chúng ta có cơ sở tin rằng, công nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề khí thải, nhất là kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập khí carbon.
Trước nay, những nỗ lực giải quyết khí thải CO2 tập trung theo 2 hướng: Thứ nhất là thay thế nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng khác không sản sinh khí CO2, như năng lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc sức gió. Thứ hai là ưu tiên sản xuất các phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, hoặc dùng điện thay cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe điện... Các biện pháp này tuy hạn chế khối lượng khí CO2 thải ra, nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng khí thải thoát ra từ các ống khói nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ hút khí CO2 trực tiếp từ ống khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là hướng giải quyết cho tương lai. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới còn đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá thành xử lý quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với công nghệ này, mức giá lên cao gấp 15-20 lần. Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí thải ở đâu? Theo các chuyên gia, nếu thế giới vẫn tiêu thụ nhiên liệu khí đốt như hiện nay thì các “bãi thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy chục năm nữa. Hiện nay hàng năm có khoảng 25 tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu tấn/ngày) được dẫn xuống biển. Đa số các nhà khoa học cho rằng, đây là một biện pháp khá an toàn. Tuy nhiên, các nhà môi trường cảnh báo, khí CO2 có thể gây hại cho các sinh vật sống ở đáy biển, vì làm cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác, nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị “nhốt” dưới đáy biển sẽ bùng thoát lên. Một thảm hoạ loại
Sử dụng Khí Argon trong Công nghiệp: Argon là khí nhiều nhất, và ít tốn kém nhất, thực sự trơ. Khí Argon được sử dụng khi một loại khí hoàn toàn không phản ứng là cần thiết.
Tính đến hết tháng 4/2016, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 115,1 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng năm trước, chiếm 22,7% tổng giá trị XK. Mặc dù, giá trị XK vẫn tăng nhưng số doanh nghiệp cá tra tham gia XK vào thị trường Mỹ giảm. Cho đến nay, sản phẩm cá tra Việt Nam vẫn chịu cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cá rô phi tại thị trường Mỹ. Theo tính toán của ITC dựa trên số liệu thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, 3 tháng đầu năm nay, trong khi cá tra Việt Nam chỉ chiếm hơn 19% thì cá rô phi chiếm đến gần 45% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Mỹ.
Năm 2016, NK cá ngừ của các nước EU vẫn tiếp tục giảm. Tổng giá trị NK cá ngừ của 28 nước EU trong 2 tháng đầu năm nay chỉ đạt gần 587 triệu USD, giảm hơn 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm NK cá ngừ đóng hộp, sản phẩm NK chủ yếu của các nước EU từ các nước. Xu hướng này đã ảnh hưởng tới XK cá ngừ của Việt Nam sang đây. Cụ thể, 3 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam giảm 42,3%, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh tăng 35,7%.